14/09/2020
Bàn thờ trong nhà ống nên đặt ở đâu? vị trí đặt bàn thờ thế nào là hợp lý để đón được nhiều tài lộc nhất mà vẫn đảm bảo được sự thanh tịnh, trang nghiêm cho không gian thờ tự của gia đình là mối bận tâm của rất nhiều người. Luxury Castle xin giải đáp thắc mắc của rất nhiều gia chủ gửi về cho chúng tôi trong thời gian qua về bố trí phòng thờ phong thủy tại nhà ống với diện tích nhỏ, hạn hẹp.
Nguyên tắc chung nhất khi chọn vị trí để đặt bàn thờ đó là: bàn thờ nên được đặt ở vị trí cao, thoáng đãng, hướng ra chỗ nhiều ánh sáng, không nên hướng thẳng ra cửa, không được hướng vào nhà vệ sinh, bếp, những nơi u ám, tối tăm.
Đối với những ngôi nhà ống có chiều dài đặc trưng các gia đình có thể chọn vị trí đặt bàn thờ theo 1 trong 2 cách sau đây:
Đặt bàn thờ trong nhà ống ở vị trí tầng cao nhất
– Vị trí đặt bàn thờ trong nhà ống để đẹp nhất, thuận tiện nhất gia chủ nên đặt bàn thờ ở vị trí tầng cao nhất khi đó nên chọn 1 phòng thoáng đãng dành riêng ra để thờ cúng. Sở dĩ làm như vậy là bởi thờ cúng là việc làm tâm linh cần phải được đảm bảo về sự yên tĩnh, thanh tịnh. Đối với những không gian thờ cúng rộng gia chủ nên sử dụng sập thờ, nhất là đối với những gia đình con trưởng để ngày giỗ, khi tết có thể bày biện được nhiều đồ cúng lễ lên bàn thờ.
Vị trí đặt bàn thờ trong nhà ống ở tầng 1 của ngôi nhà
– Bàn thờ trong nhà ống cũng có thể được đặt ở tầng 1, thường được đặt ở phòng khách là nơi hội tụ nhiều nhất nguồn vượng khí của gia đình. Ở vị trí này gia chủ có thể sử dụng bàn thờ treo tường hoặc sập thờ, tùy theo kích thước phòng khách của gia đình.
Nhưng đối với những ngôi nhà ống diện tích có hạn thì gia chủ nên đặt bàn thờ treo tường sẽ thuận tiện hơn trong việc đi lại và thờ cúng.Tuy nhiên, đặt trên lầu cao thì con cháu ít tiếp xúc nên không hiểu rõ ý nghĩa, khó trong việc giáo dục truyền thống gia đình nên đặt tủ thờ tại phòng khách hoặc không gian phòng sinh hoạt chung cũng rất hay và phải thiết kế tách biệt khu thờ phụng với không gian sinh hoạt một chút nhằm tạo không gian yên tĩnh, riêng tư. Luxury Castle xin đưa ra một số giải pháp như sau:
Vị trí đặt bàn thờ trong những không gian khác của ngôi nhà ống
– Thư viện, phòng khách, phòng sinh hoạt chung trang trọng là những nơi có thể đặt bàn thờ và không nên đặt bàn thờ ở những phòng sinh hoạt chung ồn ào như phòng karaoke, phòng thể thao…;
– Không bố trí phòng thờ chung phòng ngủ vì không gian trang trọng, khói nhang và mang tính âm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người trong phòng;
– Bàn thờ trong khoảng giữa các mặt bằng căn hộ, trong khoảng đi lại ở khoảng giữa nhà và không thuộc hẳn một phòng nào để luôn đảm bảo sự thoáng khí, không bị quẩn khói khi thắp nhang;
Dù là nhà ống, nhà cấp 4 thì khi bố trí phòng thờ luôn đảm bảo được đặt tại vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không bị các không gian sinh hoạt khác đè lên để khi cúng bái, con cháu trong nhà tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với ông bà tổ tiên.
– Bàn thờ không để xung với cửa hoặc đường cái sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tài vận của gia đình. Trong trường hợp bất khả kháng cần đặt tấm bình phong để che chắn không gian thờ với các nơi khác;
– Hướng của bàn thờ ngược lại với hướng của nhà sẽ khiến cho gia đình không hòa thuận;
– Bàn thờ không được đặt dưới xà ngang, nếu xà ngang trên trần nhà ở ngay trên bàn thờ sẽ sản sinh ra sát khí áp lực;
– Bàn thờ đại kỵ đặt ở lối đi hoặc trên nóc tủ;
– Bàn thờ không được nằm cạnh hoặc dưới WC, bếp tầng 2. Nếu tầng trên là phòng ngủ thì giường và bàn thờ kê lệch vị trí;
– Phòng cần có cửa sổ mở ra giếng trời hoặc sân để có sự thông thoáng, hương khói không bị tụ lại. Bàn thờ nên đặt ở nơi kín gió, tránh xa cửa sổ để không động bát hương;
– Phòng nên thiết kế tối giản, có thể bố trí một bộ bàn ghế để ngồi. Nội thất gỗ tông màu trầm, tranh ảnh trang trọng nên theo bộ. Chủ nhà thường xuyên dọn phòng gọn gàng, sạch sẽ.
– Bày trí bàn thờ hợp phong thủy nhà ống
– Bàn thờ không nên quá to, cũng không nên quá nhỏ để tránh gây cảm giác không tương xứng. Lựa chọn tủ thờ có kiểu dáng đơn giản, không quá nhiều họa tiết cầu kì để tránh cảm giác rối mắt, nặng nề;
– Trên bàn thờ không bày quá nhiều đồ mà chỉ đặt những vật dụng cần thiết như bát nhang, cốc uống nước,…và mâm cơm hoặc đĩa hoa quả khi cúng. Sau khi cúng xong cần thụ lộc ngay, nếu để lộc héo sẽ làm mất đi sự tôn trọng gia tiên;
Theo phong thủy, hướng đặt bàn thờ trong nhà ống cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như: hướng bàn thờ ra hướng sáng, thoáng đãng nhưng tuyệt đối không nên hướng trực tiếp ra cửa dễ gây thất thoát, không tụ khí được. Ngoài ra, theo từng mệnh của gia chủ cũng như quy luật ngũ hàng tương sinh – tương khắc thì hướng đặt bàn thờ trong nhà ống lại có phần khác nhau.
– Gia chủ mệnh Kim nên đặt bàn thờ trong nhà ống vào các hướng của Tây tứ trạch bao gồm các sau: Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Hướng Tây tương ứng với 4 khí tốt là sinh khí, diên niên, thiên y, phục vị
– Gia chủ mệnh Mộc thuộc đông tứ mệnh nên đặt bàn thờ trong nhà ống đông tứ trạch bao gồm các hướng như: Đông, Đông Nam, Nam và hướng Bắc.
– Gia chủ mệnh Thủy thuộc đông tứ mệnh nên đặt bàn thờ trong nhà ống đông tứ trạch bao gồm các hướng Đông, Đông Nam, Nam và hướng Bắc, không nên bố trí theo các hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Hướng Tây.
– Gia chủ mệnh Hỏa thuộc Đông tứ mệnh nên đặt bàn thờ các hướng thuộc Đông tứ trạch sẽ mang lại nhiều may mắn, các hướng tốt bao gồm Đông, Đông Nam, Nam và hướng Bắc
– Gia chủ mệnh Thổ thuộc tây tứ mệnh nên các hướng thuộc tây tứ trạch sẽ đem lại điều tốt, gia chủ nên đặt bàn thờ theo hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Hướng Tây.
Mẫu số 1: Phòng thờ thiết kế mở cùng không gian phòng khách tại tầng 1
Phòng thờ với bố cục đối xứng tạo nên sjw trang trọng, linh thiêng rõ nét. Hệ đôi lục bình đối xứng đôi bên được lựa chọn kỹ lưỡng theo xu hướng với gỗ tự nhiên sang trọng giúp đón giữ tài lộc trong nhà đồng thời tỏ lòng thành kính đối với thế giới thiêng liêng.
Bàn thờ được bố trí vị trí tọa cát, hướng cát với lưng tựa tường vững trãi, kiên cố. Từng cấp của khu bàn thờ được phân bổ kích thước đúng chuẩn phong thủy và hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
Với việc thiết kế không gian mở: phòng thờ, phòng khách, phòng bếp ăn theo hướng đường đi tiêu chuẩn, khoa học và nằm trên cùng một trục chiếu sáng, khi mặt trời chiếu, ánh sáng có thể đi mà không bị cản trở khiến cả 3 vùng đều có ánh sáng tự nhiên tươi mới đồng thời thiết kế mở giúp cho không gian sống trở nên thoáng đãng, sáng sủa hơn.
Mỗi một gia đình đều có cho mình một không gian thờ cúng tổ tiên thể hiện sự tưởng nhớ tới người đã khuất, đối với anh Chương là con trai trưởng của gia đình gánh vác trọng trách to lớn trong chuyện thờ cúng tổ tiên, chính vì vậy anh rất coi trọng và quan tâm tới vấn đề này. Đảm bảo đồng bộ kiểu dáng phong cách tân cổ điển, phòng thờ được lựa chọn thiết kế không gian nội thất mang màu sắc của gỗ tự nhiên, được bài trí và điêu khắc vô cùng cẩn trọng.
Thoáng nhìn qua tưởng chừng như mọi thứ có vẻ không quá cầu kỳ và chi tiết tuy nhiên khi quan sát kỹ ta thấy rằng mọi vât dụng từ bàn thờ tới bức tranh treo tường, lọ lục bình tất cả được thiết kế một cách vô cùng công phu và tỉ mẩn; kích thước đạt độ chuẩn theo phong thủy mệnh, tuổi gia chủ.
Phòng khách của biệt thự anh Hạnh khá vuông vắn. Sàn phòng lát gạch hoa cương màu sáng, dễ vệ sinh lau chùi. Trần thiết kế theo kiểu giật cấp tạo nên độ cao, rộng cho không gian. Trần thạch cao có hoa văn trang trí nổi bật dát vàng để tạo điểm nhấn thể hiện sự sang trọng và chịu chơi của gia chủ.
Nội thất phòng thờ luôn được gia chủ quan tâm và chăm chút, nơi quan trọng nhất trong không gian thiết kế của ngôi nhà. Bất cứ một ngôi nhà nào cũng có phòng thờ, điều đó thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, những người đã sinh thành ra chúng ta.
Gian thờ cúng tổ tiên của gia đình ông Hạnh được đặt ở nơi phòng khách trang trọng với vị trí “tọa cát hướng cát” tức là nằm ở vị trí thuận tiện trang trọng và nhìn ra hướng tốt so với tuổi của gia chủ. Đây là vị trí lý tưởng đặt không gian thờ vừa giúp con cháu hướng tới khu vực thời cúng linh thiêng, vừa tiện cho người lớn tuổi nhang khói đồng thời cũng tiện cho việc lau trùi thường xuyên, thể hiện tấm lòng kính nhớ của con cháu với tổ tiên và những thế lực tâm linh.
Phòng thờ là không gian linh thiêng riêng của cả biệt thự, là nơi trang trọng, tôn nghiêm nhưng cũng chính vì vậy mà không gian phòng thờ thường tĩnh mịch, lạnh lẽo, xa cách. Do vậy, thiết kế nội thất phòng thờ phải khắc phục được nhược điểm đó, tạo được không gian trang trọng nhưng gần gũi, thân thiện giữa các thế lực linh thiêng với cuộc sống các thành viên trong gia đình.
Trong thiết kế phòng thờ liên thông phòng khách này, KTS tạo không khí ấm, gần bằng việc sử dụng hệ bàn thờ gỗ gõ hoa văn đục đẽo tỉ mỉ quyền lực. Đôi chậu cảnh nhỏ các góc căn phòng mang sắc xanh, sức sống làm ấm không gian phòng thờ. Ngoài ra, phòng thờ được tận dụng khéo làm nơi trò truyện việc đại sự gia đình cần không gian tĩnh suy nghĩ, nói chuyện nhẹ nhàng với bộ sập gụ nguyên khối đắt giá.
Tính đăng đối tuyệt đối của kiến trúc nội thất tân cổ điển giúp phòng trở nên trang trọng, tĩnh lặng và linh thiêng hơn. Ngoài ra, việc liên thông với phòng khách giúp kết nối 2 không gian quan trọng, thể hiện sự thành kính của gia chủ.
Liên hệ để được tư vấn tận tình nội thất sang trọng:
Email: ceo@kientrucdangcap.vn
Hotline: 0843.822.999
Gửi thông tin tư vấn