31/03/2022
Khi xây dựng bất cứ công trình nào thì các kiến trúc sư đều rất cẩn thận trong quy trình đổ bê tông móng, cột, dầm, sàn. Bởi chất lượng bê tông sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của công trình. Vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những lưu ý và các bước tiến hành đổ bê tông nhà ở dân dụng. Để các bạn có thể nắm rõ và tiến hành đổ bê tông đúng kỹ thuật. Tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.
Chủ đầu tư nên thực hiện 4 lưu ý dưới đây:
Trong quá trình đổ bê tông: Cốt thép cần phải đạt được các tiêu chí: chủng loại thép, vị trí, số lượng, chiều dài, nối, buộc thép phải theo thiết kế; làm sạch, đánh rỉ thép.
Quá trình chuẩn bị trước khi đổ bê tông
Để có được thiết kế biệt thự đẹp, chủ đầu tư cần có quá trình chuẩn bị chu đáo, kể cả về thiết kế, đến thi công. Quá trình chuẩn bị trước khi đổ bê tông, chủ đầu tư cần chuẩn bị thực hiện các bước như sau:
Quy trình đổ bê tông cột
Quy trình đổ bê tông dầm
Trong nhà ở dân dụng, chiều cao dầm ít khi vượt quá 50cm, người ta thường tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn . Những trường hợp đặc biệt chiều cao dầm lớn hơn 80 cm, mới đổ bê tông dầm riêng không chung với bản sàn . Với loại dầm này, người ta không đổ bê tông thành từng lớp theo suốt chiều dài dầm mà sẽ đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m, đạt tới cao độ dầm rồi mới đổ đoạn kế tiếp.
Khi đổ bê tông toàn khối dầm và bản sàn liên kết với cột, cần chú ý sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy dầm tự 3-5cm, ta phải ngừng lại 1-2 giờ để bê tông có đủ thời gian co ngót rồi mới đổ tiếp dầm và bản sàn. Thông thường khi thực hiện thủ công với một số ít thợ , công việc này được tách ra làm hai giai đoạn, giai đoạn một đổ cột xong, mới tiến hành ghép cốp pha dầm và bản sàn để thực hiện tiếp giai đoạn hai.
Quy trình đổ bê tông móng
Khi làm lưới thép móng phải đặt đúng phương theo bản vẽ thiết kế trước đó, tránh việc sai kết cấu làm giảm hiệu quả công trình, giảm tác dụng của hệ kết cấu.
Bê tông trộn xong thì chuyển tới khu vực đổ móng bằng bơm hoặc xe cút kít. Đổ bê tông đảm bảo bề mặt nhẵn phẳng hoặc tạo được độ dốc vừa phải. Chú ý khi đổ bê tông thợ thực hiện kỹ thuật đầm dùi thật kỹ để cho bê tông phân bố đều trong kết cấu. Khi trộn bê tông thì bề mặt tương đối khô nên dùng gỗ đóng để kiểm tra tình trạng cẩn thận.
Nguyên tắc đổ móng bê tông thì thợ sẽ đổ từ xa trước xong dần tiến lại gần. Thợ cần bắc sàn công tác qua hố móng để không đứng lên thành cốp pha hay cốt thép ảnh hưởng kết cấu.
Quy trình đổ bê tông sàn
Sàn cũng có cấu tạo gần giống như dầm, nhưng sàn có mặt cắt ngang rộng hơn và chiều dày lại nhỏ hơn, do đó không cần cốt thép khung và đai . Chiều dày sàn nhà ở thông thường từ 8 đến 10cm . Bê tông sàn thường không có yêu cầu chống thấm, chống nóng cao như mái , nhưng cũng phải tuân thủ việc bảo dưỡng tránh không bị nứt .Phải đổ bê tông sàn theo hướng giật lùi và thành một lớp , tránh hiện tượng phân tần có thể xảy ra.
Mặt sàn chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1 đến 2 n. Đổ xong một dải mới đổ dải kế tiếp .Khi đổ đến cách dầm chính khoảng 1m , bắt đầu đổ dầm chính. Đổ bê tông vào dầm đến cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5 đến 10cm lại tiếp tục đổ bê tông sàn > khi đổ bê tông sàn cần khống chế độ cao bằng các cữ, nếu không sẽ bị lãng phí bê tông ở khâu này . Dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng mặt sau khi đã đầm dùi kỹ.
Khối bê tông cần đổ bao giờ cũng ở vị trí thấp hơn vị trí của các phương tiện vận chuyển bê tông tới, tức là đường vận chuyển bê tông phải cao hơn kết cấu công trình. Đổ bê tông sàn bắt đầu từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận và lùi dần về vị trí gần. Tránh không cho nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha .Tất cả các thao tác như đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành ngay lập tức, theo hình thức “ cuốn chiếu “ từng khu vực đã đổ được 15 phút.
Trên đây là các bước thực hiện đổ bê tông cột, dầm, sàn cho những gia chủ quan tâm. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ qua:
Email: ceo@kientrucdangcap.vn
Hotline: 0843. 822.999
Gửi thông tin tư vấn