14/09/2021
Nhà bị lún được coi là một hiện tượng cho thấy chất lượng công trình trong quá trình xây dựng không được đảm bảo. Nền nhà có hiện tượng bị lún có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cấu trúc của toàn căn nhà đồng thời đến sự an toàn của các thành viên sống trong gia đình.
Vậy nguyên nhân do đâu và cách xử lý nền nhà bị lún đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi theo các chuyên gia, nền nhà lún được coi là 1 sự cố khó khắc phục, đòi hỏi người thi công phả có chuyên môn cũng như kỹ thuật ở trình độ cao. Vậy hãy cùng Luxury Castle tìm hiểu nguyên nhân và cách khách phục hiện tượng này thông qua bài viết sau đây!
Hiện tượng, nhà bị sụt lún chúng ta có thể biết được thông qua những dấu hiệu rất rõ ràng như: Tường và sàn nhà bị nứt ra, các vết nứt càng lớn, càng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và việc đi lại. Một số dấu hiệu đặc trưng của tình trạng sụt lún nền nhà như sau:
• Đất có hiện tượng co lại do chịu tác động nguồn nước ngầm tràn vào.
• Tường nhà, trần nhà, cột nhà, nền nhà bị nứt ra.
• Tốc độ của vết nứt tăng dần qua từng ngày, từng tuần
• Tổng quan bên ngoài của ngôi nhà có dấu hiệu bị nghiêng về một phía đối với trường hợp bị sụt lún ở mức độ nghiêm trọng.
Khi thấy trong nhà mình có tình trạng bị lún này, bạn nên sớm tìm ra giải giáp để có thể chống lún nhà ngay. Nếu có biện pháp khắc phục sớm thì công việc xử lý và khắc phục càng dễ, bên cạnh đó lại tiết kiệm được chi phí. Thực tế cho thấy việc giải quyết vấn đề sụt lún nhà có nhiều trường hợp thời gian sửa chưa phải tới 12 tháng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nền nhà bị lún, gồm cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Dưới đây sẽ là những nguyên nhân cơ bản và quan trọng gây lún nền nhà như sau:
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó chính là việc không khảo sát địa chất của nền, tính sai lực lún và kết cấu móng không đạt chuẩn. Bên cạnh đó, trong quá trình thực tế thi công, diện tích móng có thể không khớp với số liệu của bản thiết kế ban đầu do việc thi công diễn ra một cách qua loa, không tỉ mỉ, có hiện tượng rút bớt vật liệu, làm không chắc chắn làm cấu trúc móng không được đảm bảo dẫn đến tình trạng sụt lún.
Khi tính lực người thiết kế thường hay bỏ qua, hoặc tính sơ sài tác dụng tăng thêm lực đứng của mô-men của ban công nhà. Điều này dẫn đến lực của ban công so với lực bên trong nhà chênh lệch nhau, dẫn đến phản lực đất nền và gây ra không hợp lý.
Hiện tượng thiên nhiên như địa mạch của nước ngầm, mưa lớn kéo dài nhiều ngày cũng dễ gây ra hiện tượng sụt lún nhà. Bên cạnh đó lực xung động ảnh hướng tới lớp cát đệm bị chảy, dòng chảy, cát cũng có thể thay đổi làm chuyển dịch, chiều dày lớp cát đệm khi thực tế thi công không đều nhau, có thể gây nên lún.
Hoặc nguyên nhân cũng có thể là kết cấu địa tầng đất, tuy ở trên cùng 1 khu vực nhưng chớ trêu thay lại có 2 nền đất khác nhau và vô tình căn nhà của bạn lại nằm trên phần đất bị yếu của khu vực đó, điều này gây ra tình trạng thiết kế không khớp, làm cho việc thi công bị sai gây ra tình trạng nền nhà bị lún.
Có nhiều chủ đầu tư đã lược bớt một số công đoạn làm móng hoặc trong quá trình làm sơ sài để tiết kiệm chi phí xây dựng. Cũng có một số chủ đầu tư chuyển mục đích sử dụng căn nhà, ban đầu khi liên hệ tới đơn vị thiết kế muốn xây dựng nhà ở, nhưng lại sử dụng sang nhà làm kho chứa đồ hoặc kinh doanh sàn nhảy, điều này dẫn đến hệ quả làm cho nền nhà bị hư hại, do không chịu được áp lực cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhà bị sụt lún.
Bên cạnh đó, nếu trong quá trình thi công sàn nhà sử dụng vật liệu rẻ tiền, không đảm bảo chất lượng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kết cấu của sàn. Vật liệu kém chất lượng nếu sử dụng lâu ngày sẽ nhanh bị hỏng, độ bền không cao.
Đội ngũ thi công công nhân có tay nghề kém, không đủ kinh nghiệp, chuyên môn nghề nghiệp cũng là một trong những yếu tố làm cho sàn nhà bị lún khi được đưa vào sử dụng.
Muốn khắc phục sụt lún, sau khi biết rõ nguyên nhân bạn dựa vào đó để có các biện pháp khắc phục tình trạng một cách hiệu quả. Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp có khi phải chờ 1 thời gian dài, sau khi hiện tượng lún tắt dần và đến điểm bão hòa không bị lún nữa khi đó chúng ta mới áp dụng các giải pháp xử lý. Các bước thực hiện sau đây khi xử lý nền nhà bị lún:
Bước 1: Chuẩn đoán và sơ cứu công trìnhViệc chẩn đoán tình trạng công trình sẽ dựa vào những vết nứt, kích thước, độ cứng, sự biến dạng hoặc dựa vào sự rung lắc của nhà khi ô tô đi qua. Điều này về cơ bản sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình sơ cứu, khắc phục nhà bị sụt lún bởi cũng giống như một người bị bệnh, bác sĩ phải chuẩn bệnh để biết bệnh nặng hay nhẹ xong sau đó mới đưa ra những liều thuốc hay trong trường hợp cụ thể nhà bị lún này là những biện pháp khắc phục tương ứng.
Bước 2: Điều khiển thay đổi thiết kế nhàThực chất đây là hoạt động có tính chuyển đổi thiết kế công trình sang dạng cân bằng động. Đó là việc dùng một năng lượng nhỏ đã được tính toán kỹ để căn chỉnh độ nghiêng, lún của căn nhà. Sau khi đã chỉnh xong, bước tiếp theo người thi công sẽ thực hiện khóa cân bằng động này nhằm mục đích đảm bảo công trình đứng vững.
Bước 3: Phân tích kết cấu của căn nhàCụ thể của công việc này là sẽ chạy mô hình trên máy tính, từ đó kiểm định được chất lượng công trình. Nếu cần sau này sẽ gia cố bổ sung thêm cho chắc chắn.Với cách khắc phục nhà bị lún trên, sẽ mang đến hiệu quả thực sự, đồng thời giúp chúng ta tiết kiệm kinh phí hơn rất nhiều so với việc tháo dỡ, xây lại nhà chỉ tốn từ 10% - 30% chi phí. Do đó, nếu hiện tại điều kiện kinh tế của bạn chưa cho phép thì hãy nên lưu tâm với các biện pháp khắc phục đã được nêu ở trên.
Trên đây là nội dung bài viết chia sẻ những nguyên nhân và cách xử lý nên nhà bị lún đơn giản và hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết của Luxury Castle đang mang tới bạn những thông tin hữu ích, từ đó giúp bạn có thể chủ động phòng và tránh hiện tượng nhà bị lún.
Cần thiết kế & thi công nội thất trọn gói hãy liên hệ ngay:
Email: ceo@kientrucdangcap.vn
Hotline: 0843. 822.999
Gửi thông tin tư vấn