Mật độ xây dựng là gì? Cách tính mật độ trong xây dựng như thế nào?

29/09/2021

Bên cạnh việc lựa chọn những mẫu thiết kế đẹp, có chất lượng tốt, để hoàn thiện nên một căn nhà hoàn chỉnh thì yêu cầu về việc hiểu mật độ xây dựng cũng được đánh giá là rất quan trọng. Thông qua đó, bạn sẽ dễ dàng có được những tính toán hợp lý, cụ thể về diện tích cho căn nhà của mình. Vậy câu hỏi đặt ra là: Mật độ xây dựng là gì? Cách tính ra sao? Hãy cùng Luxury Castle tham khảo nội dung bài viết dưới đây. 

1-mat-do-xay-dung-la-gi

1. Khái niêm mật độ xây dựng.

Mật độ xây dựng là tỷ lệ diện tích đất của các công trình kiến trúc chính (nhà ở, khu chung cư,…) trên tổng diện tích lô đất. Diện tích này không bao gồm diện tích công trình ngoài trời như: tiểu cảnh trang trí, bãi (sân) đỗ xe, bể bơi, sân thể thao…và các công trình hạ tầng khác). Bất kỳ dự án xây dựng nào khi tiến hành cũng phải dựa trên cơ sở 2 bộ quy chuẩn là:
- Thiết kế nhà cao tầng
- Kỹ thuật, quy hoạch xây dựng.
Cụ thể gồm 2 loại là : Mật độ thuần và Mật độ gộp

1.1 Mật độ thuần

Mật độ thuần được hiểu là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình xây dựng (nhà ở…) trên tổng diện tích lô đất. Trong đó, diện tích này không bao gồm công trình phụ như: Bãi đỗ xe, bể bơi, các tiểu cảnh trang trí… Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt là với các công trình được xây dựng cố định, kết hợp chiếm khối tích không gian tương đối lớn trên mặt đất như: sân tennis, các sân thể thao vẫn được tính.

1.2 Mật độ gộp

Đây được hiểu là tỷ lệ chiếm đất của những công trình kiến trúc xây dựng trên toàn diện tích của khu đất. Cụ thể, toàn khu đất diện tích sẽ bao gồm: sân đường, không gian mở cửa, các khu cây xanh, các vị trí không xây dựng của công trình có trên khu đất đó…
Thực tế, trong các điều khoản của bộ Quy chuẩn thì yếu tố này được quy định rất rõ ràng và cụ thể. Một ví dụ dễ hiểu như: 
- Với lô đất có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 50m2 thì mật độ trong xây dựng được cho phép là 100%. Được hiểu là bạn hoàn toàn được phép xây dựng trên tổng diện tích của lô đất đó.
- Với những lô đất có diện tích là 75m2 thì mật độ xây dựng giảm còn 90% và nếu trường hợp diện tích là 100m2 là 80%. Theo đó, nếu diện tích trên 1.000m2 thì theo quy định bạn chỉ được phép xây dựng tối đa 40%. Theo quy chuẩn này, nhận thấy mối tương quan giữa 2 đại lượng diện tích lô đất và mật độ xây dựng tuân theo tỷ lệ nghịch – cụ thể diện tích lô đất càng lớn thì mật độ xây dựng sẽ càng bị thu hẹp.
Ngoài những quy định trên thì còn khá nhiều các quy định khác khi xây một công trình. Có thể phải kể đến như: Khoảng cách giữa hai công trình, mật độ cây xanh, độ lùi công trình, … Vậy nên khi lên ý tưởng xây dựng các bạn nên tìm hiểu kỹ, nếu có thể hãy tham khảo từ các  đơn vị thiết kế, thi công xây dựng nhé. 

2-mat-do-xay-dung-la-gi

2. Phân loại mật độ trong xây dựng nhà

Hiện nay, theo đặc trưng của công trình xây dựng thì mật độ xây dựng sẽ được phân loại tương ứng như:
- Mật độ xây dựng nhà phố
- Mật độ xây dựng biệt thự
- Mật độ xây dựng chung cư
- Mật độ xây dựng nhà ở riêng lẻ
Như vậy, ta thấy được tùy theo đặc trưng công trình mà sẽ có những tiêu chuẩn về cách tính mật độ xây dựng riêng.

3. Cách tính mật độ trong xây dựng như thế nào?

Theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 03/04/2008 về việc Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng” (QCXDVN 01:2008/BXD). Qua đó, Sở Xây dựng thống nhất và đưa ra văn bản về cách tính mật độ xây dựng các công trình kiến trúc.
Dựa vào quyết định này sẽ giúp các cơ quan thẩm định, các đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng….có cơ sở để đưa ra những tư vấn. Đồng thời, qua đó cũng biết cách thực hiện khi bắt đầu lập, thẩm định hồ sơ, quyết định có phê duyệt và cấp phép cho các công trình xây dựng hay không?

3.1 Công thức tính

Cụ thể công thức tính mật độ xây dựng như sau:
Mật độ xây dựng (%) = Diện tích chiếm đất của công trình kiến trúc (m2) / Tổng diện tích lô đất xây dựng (m2) x 100%

3.2 Phân tích từng nhân tố

* Diện tích chiếm đất của công trình kiến trúc (m2): Sẽ được tính dựa theo hình chiếu bằng của công trình xây dựng. Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ được trừ ra như: các công trình nhà phố hoặc liên kế có sân vườn.
* Diện tích chiếm đất của công trình sẽ phải trừ ra diện tích chiếm đất cả các công trình khác không được tính vào như: bể bơi, sân thể thao ngoài trời,các tiểu cảnh trang trí. Tuy nhiên, với những công trình chiếm khối tính không gian tương đối lớn như sân tennis xây dựng cố định… thì vẫn tính như bình thường.
Trên thực tế hiện nay, nhiều người cũng chưa nắm kỹ về khái niệm này, đặc biệt cách tính chính xác. Do đó, thông thường các bạn nên thuê các đơn vị thi công trọn gói, để từ đó sẽ có những tư vấn, tính toán hợp lý, đồng thời các giấy tờ pháp lý sẽ được chuẩn bị đầy đủ cho gia chủ. Việc lựa chọn một đơn vị uy tín sẽ giúp các bạn hoàn toàn có thể yên tâm trong mọi vấn, sẽ được giải quyết nhanh gọn. 

3-mat-do-xay-dung-la-gi

Luxury Castle hy vọng qua bài viết với các thông tin được cung cấp, bạn đọc đã hiểu được mật độ xây dựng là gì? Đồng thời, qua đó cũng biết chính xác về công thức tính mật độ trong xây dựng. Tuy nhiên, nếu vẫn còn những vướng mắc các bạn hoàn toàn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hướng dẫn để có những tham khảo cho mình để hiểu rõ hơn nhé.

Liên hệ tư vấn thiết kế và thi công:

Email: ceo@kientrucdangcap.vn

Hotline: 0843. 822.999


Đánh giá bài viết!

Các bài viết khác

8+ Cách Tận Dụng Gầm Cầu Thang Ấn Tượng, Sáng Tạo 2023
8+ Cách Tận Dụng Gầm Cầu Thang Ấn Tượng, Sáng Tạo 2023
8+ Cách Tận Dụng Gầm Cầu Thang Ấn Tượng, Sáng Tạo 2023

07/06/2023

Gầm cầu thang thường được coi là một không gian trống rỗng và ít được khai thác trong ngôi nhà. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng gầm cầu thang…

Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường an toàn và khắc phục sự cố khi gặp
Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường an toàn và khắc phục sự cố khi gặp
Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường an toàn và khắc phục sự cố khi gặp

03/06/2023

Đi dây điện âm tường là một quy trình phức tạp và cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo an toàn. Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo…

Vật liệu kim loại: Ưu nhược điểm và ứng dụng trong thiết kế Nội thất
Vật liệu kim loại: Ưu nhược điểm và ứng dụng trong thiết kế Nội thất
Vật liệu kim loại: Ưu nhược điểm và ứng dụng trong thiết kế Nội thất

30/05/2023

Trong thiết kế nội thất, có nhiều loại vật liệu kim loại được sử dụng để tạo nên các bộ phận và chi tiết khác nhau. Việc sử dụng vật…

Tầm quan trọng của Phong thủy trong thiết kế nội thất và những Lưu ý nhất định bạn phải biết
Tầm quan trọng của Phong thủy trong thiết kế nội thất và những Lưu ý nhất định bạn phải biết
Tầm quan trọng của Phong thủy trong thiết kế nội thất và những Lưu ý nhất định bạn phải biết

28/05/2023

Phong thủy là một khái niệm trong nền văn hóa Á Đông, đặc biệt phổ biến trong nghệ thuật thiết kế nội thất và kiến trúc. Nó liên quan đến…

10 sai lầm phổ biến khi thiết kế nội thất phòng khách
10 sai lầm phổ biến khi thiết kế nội thất phòng khách
10 sai lầm phổ biến khi thiết kế nội thất phòng khách

22/05/2023

Khi thiết kế phòng khách, có một số lưu ý quan trọng bạn nên xem xét để đảm bảo rằng không gian này không chỉ đẹp mắt mà còn thoải…

Xu hướng thiết kế nội thất HOT nhất năm 2023
Xu hướng thiết kế nội thất HOT nhất năm 2023
Xu hướng thiết kế nội thất HOT nhất năm 2023

19/05/2023

Xu hướng thiết kế nội thất có thể thay đổi theo thời gian và phong cách thịnh hành cũng như văn hóa của mỗi khu vực

NGÔN NGỮ MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT
NGÔN NGỮ MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT
NGÔN NGỮ MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT

15/05/2023

Ngôn ngữ màu sắc là một phần quan trọng trong thiết kế nội thất, vì nó có thể tác động đến cảm xúc và tinh thần của người sử dụng…

Những Xu hướng lựa chọn Gạch ốp nổi bật nhất trong năm 2023
Những Xu hướng lựa chọn Gạch ốp nổi bật nhất trong năm 2023
Những Xu hướng lựa chọn Gạch ốp nổi bật nhất trong năm 2023

13/05/2023

Gạch ốp tường (hay còn gọi là gạch lát tường) là loại gạch được sử dụng để trang trí cho các bề mặt tường trong các công trình xây dựng…

Gửi thông tin tư vấn

Họ tên *
Địa chỉ
Tiêu đề *
Email *
Điện thoại *
Loại công trình *
Mức đầu tư *
Yêu cầu cụ thể *

(Ghi chú: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn ) Một số gợi ý để bạn viết yêu cầu:

  • Ghi rõ kích thước các cạnh.
  • Đường giao thông mà mảnh đất tiếp giáp (loại đường, bề rộng đường, bề rộng vỉa hè…)
  • Bạn định xây mấy tầng. Số tiền dự kiến đầu tư là bao nhiêu?
  • Cơ cấu các tầng (nếu đã có định hướng): mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào…(gara oto, để xe máy, khách, sinh hoạt chung, bếp, ăn, ngủ, wc chung hay riêng, tắm, phòng thờ, phòng giặt, sân chơi, sân phơi…)
  • Sơ qua ý thích của bạn về kiểu dáng kiến trúc, các sở thích riêng, các yêu cầu kỹ thuật khác…(nếu có thể)
  • Dư định khi nào khởi công xây nhà.

ĐỐI TÁC KHÁCH HÀNG

Villa Gold Groupdt7dt6dt3dt3vua nhà gỗdt1taicerathep hoa phat
Thiết kế biệt thự- nội thất cổ điển châu âu
ZaloMessenger