Kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng hiệu quả mà ai cũng nên biết.

20/09/2021

Xây nhà được cho là một trong những công việc quan trọng của đời người, nó đòi hỏi gia chủ phải đặt nhiều tâm sức vào đó. Công trình có đảm bảo được chất lượng và thi công đúng với bản thiết kế ban đầu hay không, nó phụ thuộc hoàn toàn vào khâu giám sát này.

Bài viết dưới đây Luxury Castle sẽ đưa ra những kinh nghiệm giám sát công trình hiệu quả giúp gia chủ có thêm những kiến thức về quá trình thi công cũng như để kiểm tra giám sát xây dựng. Hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé! 

3-kinh-nghiem-giam-sat-thi-cong-xay-dung

1. Giám sát thi công xây dựng là gì?

• Giám sát thi công xây dựng công trình là một vị trí chịu trách nhiệm trong các hoạt động theo dõi, giám sát và kiểm tra về tiêu chuẩn kỹ thuật có đảm bảo chất lượng, có đạt yêu cầu đúng với bản vẽ, tiến độ thi công xây dựng, an toàn lao động và vấn đề vệ sinh môi trường xung quanh trong quá trình xây dựng.
• Hoạt động giám sát giúp ngăn chặn và hạn chế những sai phạm dẫn đến hậu quả hư hỏng, các sự cố của công trình. Nhằm phát hiện và sớm đưa ra phương án xử lý sự cố kịp thời, tránh gây tác động đến kết cấu kỹ thuật tổng thể của công trình, đạt chất lượng tốt nhất khi nghiệm thu công trình.

2. Vai trò của giám sát xây dựng.

• Giám sát công trình được đánh ra là một trong những công đoạn có vai trò rất quan trọng trong tổng thể quá trình xây dựng, giúp đảm bảo chất lượng công trình. Ngoài ra, việc giám sát cũng mang lại hiệu quả trong khâu quản lý thực hiện đúng tiến độ của kế hoạch đã đề ra một cách hiệu quả, rõ ràng, giúp gia chủ tiết kiệm thời gian, công sức cũng như hạn chế những chi phí phát sinh không đáng có trong quá trình xây dựng công trình.  
• Giám sát thi công giúp đảm bảo độ chính xác của quá trình thực hiện đúng các tiêu chuẩn về tiêu chuẩn kỹ thuật, bên cạnh đó đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy yêu cầu, từ đó giúp cho công trình đạt chất lượng cao nhất.
• Ngoài ra, việc giám sát thi công cũng giúp gia chủ yên tâm hơn về tình trung thực trong khâu quản lý thi công xây dựng của chủ thầu. Trong quá trình thực tế, đã xảy ra rất nhiều trường hợp vì không có sự minh bạch, rõ ràng trong việc quản lý vật tư, dẫn đến hậu quả chất lượng công trình bị ảnh hưởng và không đảm bảo được tốt nhất. 

2-kinh-nghiem-giam-sat-thi-cong-xay-dung1

3. Công việc của giám sát thi công xây dựng gồm những gì?

Công việc của giám sát thi công xây dựng được chia thành các mảng khác nhau, vì vậy nó đòi hỏi ở người giám sát sự am hiểu một cách sâu sắc kết hợp với những kinh nghiệm tích luỹ về công việc này.

3.1 Giám sát trong các hoạt động thi công

• Trực tiếp có mặt tại công trường để theo dõi, đánh giá và kiểm tra các hoạt động thi công.
• Làm việc với bên nhà thầu để trao đổi và kiểm tra tiến độ thi công và đánh giá chất lượng công trình. Nhắc nhở và hướng dẫn nhân công thực hiện đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật
• Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu xây dựng công trình trước khi cho vào công trường để sử dụng.
• Trong trường hợp nếu phát hiện ra các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ an toàn và chất lượng của công trình không đạt yêu cầu cần ngay lập tức cho dừng quá trình thi công. Để từ đó phối hợp với các bên có liên quan tìm ra nguyên nhân để xử lý.
• Kiểm soát các vấn đề độ an toàn của các công nhân trong xây dựng cũng như vấn đề vệ sinh môi trường.
• Khi có vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình thi công cần đưa ra những biện pháp xử lý nhanh chóng và kịp thời.
• Theo dõi ngày làm việc để kiểm tra độ chính xác của ngày công cho công nhân.

3.2 Phối hợp với các bên để nghiệm thu công trình 

• Nghiệm thu công trình cũng là một trong các bước cần thiết và quan trọng cho mỗi công trình xây dựng. Sự phối hợp giữa giám sát với các bên liên quan để nghiệm thu một trong các hạng mục đã hoàn thành hoặc có thể toàn bộ công trình.
• Lập biên bản nghiệm thu và đưa ra kết luận về chất lượng, kỹ thuật,độ an toàn…của công trình.
• Nếu phát hiện hạng mục chưa đạt yêu cầu chuẩn cần làm việc và trao đổi với nhà thầu để tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện phạm giải quyết nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn đã đặt ra.

3.3 Thực hiện những công việc có liên quan khác

• Lập và quản lý các hồ sơ liên quan đến chất lượng công trình được giao.
• Lập và kiểm tra, đánh giá hồ sơ thanh toán với các bên: nhà thầu, chủ đầu tư, các bên cung cấp nguyên vật liệu, công nhân...
• Làm báo cáo kết quả công việc theo định kỳ tháng, quý… để gửi chủ đầu tư.

4-kinh-nghiem-giam-sat-thi-cong-xay-dung

4. Kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng 

Giám sát thi công thực sự mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho chủ đầu tư bởi với vai trò là người đảm bảo chất lượng công trình, thực hiện đúng cam kết tiến độ thi công. Do đó, những kinh nghiệm giám sát phải đảm bảo tuân thủ các yếu tố sau:

4.1 Kiểm tra tính khả thi của bản thiết kế:

• Kiểm tra tính khả thi của bản vẽ thiết kế được cho là một bước rất quan trọng trong công tác giám sát thi công xây dựng. Người được giao nhiệm vụ giám sát trước tiên phải có trách nhiệm khảo sát, đánh giá và kiểm tra hồ sơ thiết kế thi công, đồng thời nắm rõ các quy chuẩn về kỹ thuật xây dựng sẽ được thực hiện cho quá trình thi công. 
• Bước kiểm tra này quan trọng vì giúp kịp thời phát hiện các thiếu sót chưa hợp lý của bản thiết kế và từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết hiệu quả để giúp đảm bảo chất lượng công trình và ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh.

4.2 Xây dựng bản kế hoạch giám sát chi tiết và những đánh giá hồ sơ thiết kế.

• Người giám sát sẽ căn cứ vào hồ sơ thiết kế đã được bàn giao, kết hợp với những trao đổi với chủ đầu tư về các tiêu chuẩn kỹ thuật từ đó xây dựng nên bản kế hoạch giám sát thi công.
• Sau khi có bản kế hoạch cần đánh giá và kiểm tra toàn bộ hồ sơ thiết kế, thi công của các hạng mục một cách chi tiết nhằm đảm bảo tính nhất quán theo đúng tiêu chuẩn đã đặt ra, bắt đàu từ cái nhỏ nhất cần xem xét và đánh giá cho đến những hạng mục.

4.3 Tiến hành giám sát trực tiếp các hạng mục

• Người giám sát phải có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ từng khâu, từng giai đoạn có trong hạng mục thi công. Cùng với đó, công việc kiểm tra số liệu thống kê cần chính xác về các yếu tố nguyên vật liệu, kích thước, số lượng… so với thực tế nơi thi công, để sớm phát hiện các sai xót, đưa ra các biện pháp xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời.
• Việc tiến hành kiểm tra, đánh giá, đối chiếu số lượng cũng như chất lượng của từng loại nguyên vật liệu, thiết bị trước quá trình sử dụng mang đến quá trình sáng lọc, giúp đảm bảo chất lượng công trình tốt hơn, tiến độ thi công đúng hạn và tránh được các sai xót không mong muốn, tiết kiệm thời thời gian, công sức, chi phi mà vẫn đảm bảo những quy định có trong hợp đồng được thực hiện đúng như đã ký với chủ đầu tư.

4.4 Đảm bảo tiến độ xây dựng

• Trong quá trình giám sát, ngoài ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, người giám sát cần theo dõi và đôn đốc công nhân làm việc đúng thời gian quy định. Bên cạnh đó cần đặt mình vào vị trí của người công nhân, để có thể hiểu và thông cảm những khó khăn của công nhân từ đó tạo ra bầu không khí phấn khởi làm việc, giúp đẩy nhanh tiến độ  nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng đã yêu cầu.
• Bên cạnh đó, cần theo dõi chặt chẽ tiến độ thi công của nhà thầu đối với từng hạng mục, nhằm giúp đảm bảo thời gian hoàn thành thi công công trình đúng như đã cam kết trong hợp đồng.
• Ngoài ra, có thể nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giúp rút ngắn thời gian thi công xây dựng những vẫn đảm bảo được yếu tố chất lượng.

4.5 Quản lý giá thành và lập báo cáo định kỳ

• Tìm hiểu, tính toán về giá thành xây dựng để có thể so sánh giá với thị trường nhằm kịp thời báo cáo lại sự chệnh lệch giữa mức giá trong hồ sơ và thực tế. Bước này có rất có ý nghĩa, giúp điều chỉnh giá thành trong dự toán và đưa ra các phương án mới giúp giảm giá thành xây dựng, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng.
• Đi cùng với các báo cáo được lập trực tiếp tại công trường về chất lượng và tiến độ thi công của từng hạng mục đó chính là báo cáo theo định kỳ. Với loại báo cáo này, giám sát cần nêu những hạn chế, khó khăn gặp phải trong quá trình trực tiếp thi công và đưa ra những phương án xử lý tốt nhất.

4.6 Qúa trình nghiệm thu hạng mục hoặc toàn bộ công trình

• Khi tiến hành nghiệm thu thì người giám sát kết hợp với các bên liên quan cần tiến hành nghiệm thu theo từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình.
• Đối với nghiệm thu từng hạng mục: Công việc này được tiến hành sau khi có hạng mục hoàn thành, người giám sát tiến hành nghiệm thu, kiểm tra về chất lượng, yếu tố kỹ thuật nếu đạt thì thực hiện bước tiếp theo, còn không thì cần lập tức tiến hành tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.
• Nghiệm thu toàn bộ công trình: Đây là bước kết thúc của công trình xây dựng, sau mỗi lần nghiệm thu từng hạng mục nhỏ, khi công trình được hoàn thành thì người giám sát cần nghiệm thu một cách chính xác và cẩn thận theo đúng quy trình trong luật xây dựng.

1-kinh-nghiem-giam-sat-thi-cong-xay-dung

Trên đây là những chia sẻ của Luxury Castle về kinh nghiệm giám sát thi công công trình xây dựng. Hy vọng thông qua bài viết này giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về công việc giám sát từ đó có kiến thức để nắm bắt tình hình thi công xây dựng của gia đình mình.

Liên hệ tư vấn thiết kế và thi công:

Email: ceo@kientrucdangcap.vn

Hotline: 0843. 822.999


Đánh giá bài viết!

Các bài viết khác

8+ Cách Tận Dụng Gầm Cầu Thang Ấn Tượng, Sáng Tạo 2023
8+ Cách Tận Dụng Gầm Cầu Thang Ấn Tượng, Sáng Tạo 2023
8+ Cách Tận Dụng Gầm Cầu Thang Ấn Tượng, Sáng Tạo 2023

07/06/2023

Gầm cầu thang thường được coi là một không gian trống rỗng và ít được khai thác trong ngôi nhà. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng gầm cầu thang…

Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường an toàn và khắc phục sự cố khi gặp
Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường an toàn và khắc phục sự cố khi gặp
Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường an toàn và khắc phục sự cố khi gặp

03/06/2023

Đi dây điện âm tường là một quy trình phức tạp và cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo an toàn. Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo…

Vật liệu kim loại: Ưu nhược điểm và ứng dụng trong thiết kế Nội thất
Vật liệu kim loại: Ưu nhược điểm và ứng dụng trong thiết kế Nội thất
Vật liệu kim loại: Ưu nhược điểm và ứng dụng trong thiết kế Nội thất

30/05/2023

Trong thiết kế nội thất, có nhiều loại vật liệu kim loại được sử dụng để tạo nên các bộ phận và chi tiết khác nhau. Việc sử dụng vật…

Tầm quan trọng của Phong thủy trong thiết kế nội thất và những Lưu ý nhất định bạn phải biết
Tầm quan trọng của Phong thủy trong thiết kế nội thất và những Lưu ý nhất định bạn phải biết
Tầm quan trọng của Phong thủy trong thiết kế nội thất và những Lưu ý nhất định bạn phải biết

28/05/2023

Phong thủy là một khái niệm trong nền văn hóa Á Đông, đặc biệt phổ biến trong nghệ thuật thiết kế nội thất và kiến trúc. Nó liên quan đến…

10 sai lầm phổ biến khi thiết kế nội thất phòng khách
10 sai lầm phổ biến khi thiết kế nội thất phòng khách
10 sai lầm phổ biến khi thiết kế nội thất phòng khách

22/05/2023

Khi thiết kế phòng khách, có một số lưu ý quan trọng bạn nên xem xét để đảm bảo rằng không gian này không chỉ đẹp mắt mà còn thoải…

Xu hướng thiết kế nội thất HOT nhất năm 2023
Xu hướng thiết kế nội thất HOT nhất năm 2023
Xu hướng thiết kế nội thất HOT nhất năm 2023

19/05/2023

Xu hướng thiết kế nội thất có thể thay đổi theo thời gian và phong cách thịnh hành cũng như văn hóa của mỗi khu vực

NGÔN NGỮ MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT
NGÔN NGỮ MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT
NGÔN NGỮ MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT

15/05/2023

Ngôn ngữ màu sắc là một phần quan trọng trong thiết kế nội thất, vì nó có thể tác động đến cảm xúc và tinh thần của người sử dụng…

Những Xu hướng lựa chọn Gạch ốp nổi bật nhất trong năm 2023
Những Xu hướng lựa chọn Gạch ốp nổi bật nhất trong năm 2023
Những Xu hướng lựa chọn Gạch ốp nổi bật nhất trong năm 2023

13/05/2023

Gạch ốp tường (hay còn gọi là gạch lát tường) là loại gạch được sử dụng để trang trí cho các bề mặt tường trong các công trình xây dựng…

Gửi thông tin tư vấn

Họ tên *
Địa chỉ
Tiêu đề *
Email *
Điện thoại *
Loại công trình *
Mức đầu tư *
Yêu cầu cụ thể *

(Ghi chú: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn ) Một số gợi ý để bạn viết yêu cầu:

  • Ghi rõ kích thước các cạnh.
  • Đường giao thông mà mảnh đất tiếp giáp (loại đường, bề rộng đường, bề rộng vỉa hè…)
  • Bạn định xây mấy tầng. Số tiền dự kiến đầu tư là bao nhiêu?
  • Cơ cấu các tầng (nếu đã có định hướng): mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào…(gara oto, để xe máy, khách, sinh hoạt chung, bếp, ăn, ngủ, wc chung hay riêng, tắm, phòng thờ, phòng giặt, sân chơi, sân phơi…)
  • Sơ qua ý thích của bạn về kiểu dáng kiến trúc, các sở thích riêng, các yêu cầu kỹ thuật khác…(nếu có thể)
  • Dư định khi nào khởi công xây nhà.

ĐỐI TÁC KHÁCH HÀNG

Villa Gold Groupdt7dt6dt3dt3vua nhà gỗdt1taicerathep hoa phat
Thiết kế biệt thự- nội thất cổ điển châu âu
ZaloMessenger