Chính xác nhất về kích thước cầu thang đạt tiêu chuẩn ISO Bộ Xây Dựng

14/08/2021

Không chỉ đơn giản là tạo vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian, cầu thang còn đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết và lưu thông giữa các tầng nhà. Tuy nhiên, khi thiết kế cần chú ý đến kiểu dáng, vật liệu, kích thước cầu thang để làm sao vừa an toàn, vừa đẹp và hợp phong thủy.

Vậy kích thước cầu thang theo quy chuẩn xây dựng là bao nhiêu? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông số cơ bản như chiều cao tiêu chuẩn, số bậc, độ dốc cầu thang khi xây dựng,… giúp bạn sở hữu được thiết kế đẹp mắt và an toàn nhất.

1. Kích thước cầu thang đáp ứng quy chuẩn xây dựng hiện nay

Cầu thang giúp việc lưu thông giữa các tầng nhà trở nên thuận tiện hơn. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian và mức độ an toàn khi di chuyển, kiến trúc sư phải nắm rõ các thông số kích thước cầu thang chuẩn như sau:

Chiều cao tiêu chuẩn của cầu thang

Chiều cao của cầu thang thường được xác định dựa trên chiều cao của các tầng nhà. Cụ thể hơn là độ dài khoảng cách từ mặt sàn nhà dưới đến mặt sàn tầng tiếp theo.

Tuy nhiên, trong quy chuẩn xây dựng có quy định, độ cao tối đa giữa khoảng cách từ sàn nhà thứ nhất đến sàn nhà tiếp theo chỉ được tối đa là 3,4m. Vì thế nên 3,4 cũng chính là chiều cao tối đa của cầu thang.

/kich-thuoc-cau-thang

 

Độ dốc tiêu chuẩn của cầu thang

Người ta thường xác định độ dốc tiêu chuẩn của cầu thang dựa vào tỷ lệ giữa chiều cao của bậc thang và chiều rộng của bậc thang. Trong đó, chiều cao thông dụng nhất của bậc thang trong các công trình nhà ở là từ 14 – 20cm, thì độ dốc sẽ dao động từ 20 – 45 độ. Còn độ dốc tiêu chuẩn nằm trong khoảng từ 33 – 36 độ.

Độ rộng của một vế thang

Trên thực tế, vế thang có độ rộng khoảng 60cm là đủ để có thể đi lại thuận tiện. Tuy nhiên, ngày nay kiến trúc sư thường sử dụng vế thang với độ rộng này để làm cầu thang cho các phòng trọ gác xép nhỏ, nơi có diện tích hạn chế.

Còn đối với khu vực nhà ở thông thường như: nhà ống, nhà phố, nhà biệt thự thì vế thang sẽ có độ rộng lớn hơn, tối thiểu là 90cm. Sở dĩ chọn làm theo kích thước này là muốn có không gian di chuyển rộng rãi hơn; ngay cả khi cần di chuyển, mang vác đồ đạc lên xuống giữa các tầng.

Độ rộng của mặt bậc thang

Mặt bậc thang là vị trí mà chân chúng ta tiếp xúc khi di chuyển. Theo tiêu chuẩn, kích thước của độ rộng mặt thang giao động từ 25 đến 30cm. Trong đó 25 cm là kích thước tối thiểu và 30 cm là kích thước tối đa.

Các kiến trúc sư khuyên rằng gia chủ không nên làm mặt bậc thang với độ rộng quá lớn để tránh sự mất cân bằng giữa chiều dài và độ dốc của cầu thang.

 

Độ cao của cổ bậc thang

Để có thể đảm bảo mức độ thoải mái cho một người bước lên bước xuống, thì độ cao của bậc thang thường dao động từ 15 đến 18 cm. Gia chủ không nên thiết kế cầu thang với kích thước của cổ bậc thang quá cao. Bởi như thế sẽ dẫn tới những bất tiện trong việc di chuyển, thậm chí còn gây ra tình trạng trượt chân ngã.

Độ cao tiêu chuẩn của lan can và tay vịn

Lan can và tay vịn của cầu thang phải có độ cao tối thiểu từ 85 đến 90cm. Tuy nhiên, độ cao tiêu chuẩn hiện nay của lan can và tay vịn phù hợp với cả người già và trẻ em là 1,1 m.

Đối với cầu thang gỗ, kích thước trụ tối thiểu từ 90cm trở lên. Kích thước trụ cầu thang gỗ này vừa tầm tay đối với người trưởng thành. Để an toàn khi di chuyển thì không nên làm trụ có kích thước nhỏ hơn 80cm.

Diện tích phần chiếu nghỉ

Phần chiếu nghỉ được bố trí với mục đích để giúp người di chuyển tránh bị mệt mỏi và mất sức khi lên cao. Thông thường, sau 11 bậc thang thì cầu thang sẽ được bố trí một chiếu nghỉ với độ rộng ít nhất là 90cm. Độ rộng này tương đương với độ rộng tối thiểu của vế thang và thường là kích thước cầu thang nhà ống, nhà biệt thự,… Hầu hết là những căn nhà có diện tích rộng.

Gờ của mặt bậc

Nói một cách để bạn dễ hình dung, thì gờ của mặt bậc chính là phần nhô ra khoảng vài cm so với mặt bậc. Phần gỡ này không chỉ tạo vẻ đẹp thẩm mỹ cho cầu thang, mà còn giúp người di chuyển an toàn khi tiếp xúc với các góc cạnh. Theo quy định, gờ của mặt bậc chỉ được nhô ra khoảng 2cm.

kich-thuoc-cau-thang

 

2. Kích thước cầu thang xoắn ốc

Những cách tính kích thước cầu thang bộ ở trên chỉ phù hợp với cầu thang có thiết kế gấp khúc hoặc thiết kế thẳng. Đối với thiết kế đặc biệt như cầu thang xoắn ốc, thì việc tính toán cũng có đôi phần phức tạp hơn.

Lưu ý về các thông số

- Chiều cao cầu thang – H.
- Số bậc thang – C.
- Đường kính trong – D2 (đường kính trục trung tâm).
- Đường kính ngoài – D1.
- Chiều dày của bậc thang – Z.
- Số bậc – C.
- Góc quay – A.
- Phần rộng nhất của bậc thang – W1.
- Độ rộng giai đoạn phôi – W2.
- Chiều rộng bậc thang – h.
- Phần góc bậc thang – a.

kich-thuoc-cau-thang

Cách tính kích thước cầu thang xoắn ốc

Sau khi đã nắm được các thông số trên, thì dựa vào những cách tính sau, chúng ta có thể tính toán thêm được những thông số không có sẵn:

- Cách tính độ cao của phần bậc thang là: H/C = Z.
- Cách tính toán góc bước: A/C = a.
- Cách tính chiều rộng của bậc thang: (D1 – D2) / 2= h.

Đây là cách tính đơn giản nhất. Tùy thuộc vào các trường hợp nhà ở khác nữa mà cách tính có thể phức tạp hơn.

Tuy nhiên, dù có phức tạp đến đâu, để thuận tiện đi lại, thì kích thước của cầu thang vẫn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

- Độ cao của bậc thang dao động từ 15cm – 18cm.
- Độ rộng của mũi bậc thang không được nhỏ hơn 80cm. Rộng hơn so với các thiết kế thẳng hay truyền thống khoảng 20cm.
- Độ cao của lan can tối thiểu là 90cm.

Công thức trên dành cho nhiều loại cầu thang xoắn ốc, nên chúng ta có thể áp dụng để tính kích thước cầu thang xoắn ốc bằng sắt. Để không phải đau đầu tính toán, việc lựa chọn một đơn vị thi công cầu thang uy tín là điều nên làm.

 

3. Thiết kế cầu thang hợp phong thủy cần chú ý những gì?

Kích thước của cầu thang gần như không có ảnh hưởng gì tới phong thủy. Vì thế mà các thiết kế chỉ cần đáp ứng các quy chuẩn an toàn là được. Tuy nhiên, số bậc cầu thang lại là yếu tố mà rất nhiều người quan tâm. Bởi dưới góc nhìn phong thủy thì thông số này có liên quan trực tiếp đến vận may của gia đình. Vậy thiết kế cầu thang như thể nào sẽ đảm bảo chuẩn phong thủy?

Tính số bậc cầu thang dựa trên sinh lão bệnh tử

Người ta thường chọn số bậc cầu thang là số lẻ. Lý do là vì số lẻ trong phong thủy là biểu hiện của dương khí. Tuy nhiên ngày nay người ta thường không quá quan tâm đến chi tiết này, mà thường dựa vào tuổi tác để tính số bậc cầu thang.

Cách tính số bậc cầu thang dựa trên sinh, lão, bệnh, tử sẽ được tính như sau:

– Bậc thang đầu tiên là Sinh, tiếp theo là Lão, thứ ba là Bệnh và cuối cùng là Tử.

– Đếm từ bậc thang đầu tiên cho đến bậc thang cuối cùng, theo vòng tuần hoàn Sinh lão bệnh tử. Khi đến hết bốn bậc thì chúng ta lại tiếp tục quay trở về vòng ban đầu để đếm. Như vậy, tính từ bậc thang đầu tiên tới bậc thăng cuối cùng thì bậc thang cuối cùng phải rơi vào Sinh.

– Nếu có thêm chiếu nghỉ, thì chúng ta có thể coi đó là một bậc thang và tiếp tục tính toán.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng công thức này để tính số bậc thang sao cho hợp phong thủy: (4*n) + 1. Có nghĩa là lấy bội số của 4 và thêm 1.

 

Nhà 2 tầng, 3 tầng nên để số bậc cầu thang là bao nhiêu?

Có rất nhiều người thường thắc mắc không biết nhà hai tầng, ba tầng thì nên để số bậc thang bao nhiêu thì hợp phong thủy. Xét theo góc nhìn khách quan, chiều cao của nhà ống 2 tầng thường dao động từ 3 đến 3,6 m. Trong khoảng này thì số bậc thang từ 21 đến 25 sẽ phù hợp nhất. Tuy nhiên trên thực tế chiều cao giữa các tầng sẽ có dao động, có thể lớn hơn.

Xét ví dụ với ngôi nhà có bậc thang dao động từ 21 đến 25. Như vậy, kích thước bậc thang sẽ bằng chiều cao của thang chia cho 21 hoặc 25. Mà chiều cao trung bình thường dao động từ 140mm đến 200mm. Kích thước chiều cao của bậc thang phù hợp nhất sẽ nằm khoảng 150mm đến 180mm. Sau khi thực hiện xong phép chia, mà gia chủ thấy số bậc có chiều cao vượt quá 150mm đến 180mm, thì nên tính lại. Tính làm sao để bậc thang cuối cùng rơi vào cung sinh sẽ vừa đẹp phong thủy.

Cách tính tổng số bậc cầu thang nhà 3 tầng cũng tương tự. Tùy vào khoảng cách mà gia chủ có thể chọn lựa số bậc sao cho phù hợp.

Một số vấn đề cần lưu ý khi xây cầu thang dựa trên yếu tố phong thủy
Không chỉ kích thước cầu thang, mà vị trí của cầu thang cũng là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi người ta quan niệm rằng, lối đi lên xuống, lưu thông trong nhà phải thoáng mát và dẫn được luồng khí tốt, thì mới gặp nhiều may mắn.

 

Vì vậy, để sở hữu được một thiết kế đẹp phong thủy, thì gia chủ nên lưu ý những điều sau:

- Thiết kế và thi công cầu thang phải liền mạch, không bị đứt đoạn.
- Hướng cho cầu thang về hướng cung đẹp. Bao gồm: cung Dương quý nhân, Âm quý nhân, Đào Hoa, Thiên Lộc, Thiên Mã,…
- Không nên thiết kế cầu thang đâm thẳng từ cửa chính đi lên, hay đối diện với phòng ngủ.
- Nên thiết kế cầu thang nằm ở phần trung tâm của căn nhà.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được kích thước cầu thang theo tiêu chuẩn xây dựng và những lưu ý trong thiết kế sao cho hợp phong thủy. Để có được những mẫu thiết kế đẹp nhất, hãy liên hệ với Luxury Caste để được tư vấn cụ thể nhé!


Đánh giá bài viết!

Các bài viết khác

Lanh tô cửa sổ là gì? Phân loại và chi tiết cấu tạo chuẩn nhất
Lanh tô cửa sổ là gì? Phân loại và chi tiết cấu tạo chuẩn nhất
Lanh tô cửa sổ là gì? Phân loại và chi tiết cấu tạo chuẩn nhất

31/05/2022

Trong xây dựng, chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều về thuật ngữ lanh tô cửa, nhưng bạn chưa thực sự hiểu đó là gì và ứng dụng như thế…

Bàn thờ nên đặt tại tầng 1 hay tầng thượng? Những lưu ý quan trọng từng khu vực bố trí phòng thờ
Bàn thờ nên đặt tại tầng 1 hay tầng thượng? Những lưu ý quan trọng từng khu vực bố trí phòng thờ
Bàn thờ nên đặt tại tầng 1 hay tầng thượng? Những lưu ý quan trọng từng khu vực bố trí phòng thờ

09/12/2020

Phòng thờ là không gian để thờ cúng ông bà, tổ tiên và thần linh nên phải yên tĩnh và thể hiện sự trang nghiêm. Hiện nay, có hai cách…

Gửi thông tin tư vấn

Họ tên *
Địa chỉ
Tiêu đề *
Email *
Điện thoại *
Loại công trình *
Mức đầu tư *
Yêu cầu cụ thể *

(Ghi chú: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn ) Một số gợi ý để bạn viết yêu cầu:

  • Ghi rõ kích thước các cạnh.
  • Đường giao thông mà mảnh đất tiếp giáp (loại đường, bề rộng đường, bề rộng vỉa hè…)
  • Bạn định xây mấy tầng. Số tiền dự kiến đầu tư là bao nhiêu?
  • Cơ cấu các tầng (nếu đã có định hướng): mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào…(gara oto, để xe máy, khách, sinh hoạt chung, bếp, ăn, ngủ, wc chung hay riêng, tắm, phòng thờ, phòng giặt, sân chơi, sân phơi…)
  • Sơ qua ý thích của bạn về kiểu dáng kiến trúc, các sở thích riêng, các yêu cầu kỹ thuật khác…(nếu có thể)
  • Dư định khi nào khởi công xây nhà.

ĐỐI TÁC KHÁCH HÀNG

Villa Gold Groupdt7dt6dt3dt3vua nhà gỗdt1taicerathep hoa phat
Thiết kế biệt thự- nội thất cổ điển châu âu
ZaloMessenger